Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình và chi phí chạy thận
Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình và chi phí chạy thận_Chạy thận nhân tạo là phương pháp tối ưu nhất để chữa trị cho người suy thận quá nặng, ở giai đoạn cuối. Để hiểu rõ quá trình điều trị, hiệu quả và chi phí cần trả cho mỗi lần chạy thận, người bệnh nên tham khảo những thông tin dưới đây.
Chạy thận nhân tạo là gì?
Đối với những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, quả thận lúc này đã không còn hoạt động tốt nữa, thậm chí là dừng hẳn mọi chức năng. Lúc này, các chất độc hại sẽ không có đường thoát ra mà tích tụ dần dần trong cơ thể người bệnh, mức độ nguy hiểm ngày càng tăng cao và gây tử vong. Thế nên, người bệnh cần chạy thận nhân tạo để thực hiện mọi chức năng của một quả thận bình thường. Chạy thận nhân tạo sẽ giúp lọc nước, muối và các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, đồng thời lưu giữ lại đủ các chất dinh dưỡng trong máu cho người bệnh.
Tùy vào điều kiện sức khỏe cũng như khả năng tài chính mà người bệnh lựa chọn phương pháp chạy thận phù hợp. Thiết lập lọc máu liên tục (CRRT), chạy thận nhân tạo liên tục (IHD) và thẩm phân phúc mạc (PD) là ba phương pháp chạy thận phổ biến được nhiều người bệnh tin chọn hiện nay.
Quy trình chạy thận nhân tạo
Quá trình chạy thận nhân tạo tương đối đơn giản nhưng tiến trình trước và sau lại khá phức tạo. Người bệnh phải thăm khám bác sĩ trước để kiểm tra tình hình sức khỏe của mình và chú ý bảo dưỡng cơ thể sau khi chạy thận để có thể duy trì sự sống lâu nhất. Người bệnh đến bệnh viện chạy thận cứ 3-4 lần/ tuần, một lần mất tầm 4 giờ. Thời gian chạy thận rất thuận tiện, tùy thuộc vào lịch rảnh của người bệnh, có thể đến bệnh viện bất cứ lúc nào. Thế nhưng người bệnh phải lặp đi lặp lại hành động này suốt đời, vì máy bơm lúc này được xem như thay thế cho quả thận đã hư.
Sau khi chạy thận nhân tạo một thời gian, người bệnh sẽ gặp một vài biến chứng như chóng mặt, hoa mắt, khó thở, buồn nôn, đau bụng,… Khi gặp phải những triệu chứng này, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ và y tá điều dưỡng, tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng hơn.
Chạy thận sống được bao lâu?
Dùng công nghệ y khoa và máy móc để thực hiện chức năng của thận, thế nhưng phương pháp này có thể duy trì sự sống trong bao lâu. Đây là vấn đề không ít bệnh nhân quan tâm hàng đầu khi nghĩ đến giải pháp này. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một câu trả lời chắc chắn nào cho vấn đề này để người bệnh yên tâm. Tất cả còn phụ thuộc vào các yếu tố liên quan như tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh nặng hay nhẹ, trạng thái tinh thần cũng như chế độ chăm sóc sau đó của người bệnh.
Trong trường hợp không có nhiều biến chứng và quá trình chạy thận diễn ra tốt đẹp, trung bình bệnh nhân có thể sống được từ 5 -10 năm. Ngoài ra, nhiều bệnh viện cũng ghi nhận một số kết quả tốt hơn là có thể kéo dài sự sống đến tận 20 – 30 năm. Đương nhiên cũng không loại trừ trường hợp không duy trì nổi mà phải ra đi sớm. Với chạy thận nhân tạo, không có một câu trả lời chắc chắn cũng không có một con số cố định nào, tất cả đều tùy thuộc vào bản thân người bệnh.
Chạy thận nhân tạo tốn bao nhiêu tiền?
Vì dùng công nghệ máy móc nên chi phí để chạy thận nhân tạo tương đối cao, đó là chưa kể những chi phí xét nghiệm, lọc máu, thuốc men,.. Thế nên, đa phần người bệnh muốn chữa -trị đều phải chuẩn bị bảo hiểm y tế trước cho cuộc chiến dài hơi này. Bảo hiểm y tế sẽ chịu từ 4/5 chi phí, người bệnh chỉ chi trả khoảng 1/5 còn lại trong tổng số tiền. Tuy nhiên, con số này cũng không hề nhỏ khi khoản tiền dao động lên đến vài triệu cho một tháng chữa trị.
Giá của một chiếc máy chạy thận rơi vào khoảng 350 triệu. Đây là một con số không hề nhỏ nên rất ít ai có thể mua trực tiếp chiếc máy này. Thậm chí có một số bệnh viện còn không đủ tiền đầu tư nên phải ký hợp đồng thuê máy với nhà sản xuất. Từ đây, bệnh viện tính lại phí cho các bệnh nhân, thu tiền mỗi lần tiến hành chạy thận nhân tạo.
Theo như các bệnh viện, mỗi lần chạy thận người bệnh phải bỏ ra tầm 5 USD đến 8 USD, tính ra tiền Việt trong khoảng 116.000 VND – 186.000 VND. Với những người bệnh không quá dư dả về tài chính, thì đây là một vấn đề không hề nhỏ.
Ngoài ra, bệnh viện còn thu thêm các khoản phụ phí cho mỗi lần chạy nên giá thường sẽ biến động, không cố định. Trung bình tiền điện nước cho mỗi lần chạy là 22.000 VND, có một vài bệnh viện thu tiền cao hơn là 30.000 VND. Thế nên, người bệnh nên tìm hiểu và nắm rõ cơ cấu tính giá của bệnh viện mình dự tính chữa trị để chuẩn bị những khoản tiền này kịp thời, tránh làm gián đoạn quá trình chạy thận.
Chạy thận nhân tạo đã trở thành một vấn đề quen thuộc được nhắc đến nhiều hiện nay bởi số người dùng đến giải pháp này để duy trì sự sống ngày một tăng. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trên đây đã phần nào giúp các bạn trả lời được các câu hỏi “chạy thận nhân tạo sống bao lâu?” hay “chạy thận nhân tạo tốn bao nhiêu?” để chuẩn bị chu đáo cho quá trình chạy thận của mình.
>> Có thể bạn muốn biết:
https://kimthanvuong.net/thong-tin-chi-tiet-ve-san-pham-kim-than-vuong-bo-than-trang-duong/
https://kimthanvuong.net/review-kim-than-vuong/
https://kimthanvuong.net/kim-than-vuong-co-tot-khong/
https://kimthanvuong.net/dia-chi-mua-kim-than-vuong/
https://kimthanvuong.net/chua-xuat-tinh-som-bang-kim-than-vuong-nhieu-nguoi-da-thanh-cong/