Ghép thận là gì? có nguy hiểm không và hết bao nhiêu tiền?
Ghép thận là gì? có nguy hiểm không và hết bao nhiêu tiền? Bạn đang có nhu cầu ghép thận, nhưng còn băn khoăn không biết cần làm những xét nghiệm gì, có gây biến chứng gì không và có chi phí bao nhiêu tiền? Tất cả những thắc mắc ở trên về ghép thận sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ghép thận là gì?
Ghép thật là quá trình sử dụng thận từ người khỏe mạnh hoặc thận từ người não ngừng hoạt động để thực hiện ghép vào người bệnh. Thận sẽ được ghép vào bên phải hoặc bên trái của vùng hố chậu. Động và tĩnh mạch ở thận được ghép sẽ được nối cùng với động, tĩnh mạch của chậu.
Trong một số trường hợp đặc biệt như thận bị viêm mãn tính mức độ ở thận sẽ tiến hành cắt bỏ 1 hoặc cả 2 bên thận. Với mỗi người được tiến hành ghép thận hơn một lần nếu thận ghép không thành công.
Khi mắc bệnh lý có liên quan tới thận và hệ tiết niệu, nếu như cả hai bên thận đều không thể phục hồi được thì được gọi là suy thận mạn. Khi đó người bệnh thực hiện các biện pháp điều trị thay thế thận như lọc màng bụng, thận nhân tạo và ghép thận. Trong đó, ghép thận là phương pháp an toàn và giúp hoạt động tốt nhất. Lọc màng bụng hay thận nhân tạo chỉ thay thế được một phần chức năng của thận là điều chỉnh rối loạn nội môi và thải độc. Đặc biệt, khi ghép thận người bệnh không phải mất thời gian để tiến hành lọc máu nữa.
Phương pháp ghép thận được chỉ định ở người bệnh bị suy thận mạn giai đoạn IIIb – IV có nhu cầu tiến hành ghép thận. Để thực hiện ghép thận, người bệnh phải có huyết áp ổn định, mạch máu vùng chậu bình thường, tình trạng toàn thân tốt và tốt nhất là dưới 60 tuổi. Chống chỉ định ghép thận với những người đang bị rối loạn tâm thần, ung thư, nhiễm khuẩn cấp, cường giáp không ổn định, viêm gan mạn, xơ gan, lupus ban đỏ, giang mai, lao, nhiễm HIV và đặc biệt là tiểu đường. Những trường hợp này nếu muốn ghép thận cần cân nhắc kỹ lưỡng và có sự tư vấn của bác sĩ.
Các xét nghiệm để ghép thận
Để tiến hành ghép thận, cả người cho và nhận cần thực hiện, kiểm tra, sàng lọc bằng các xét nghiệm cần thiết như:
Kiểm tra sức khỏe của cả người cho và người nhận: Xét nghiệm vi khuẩn, huyết học, virus, đông máu, sinh hóa…
Có sự đồng nhất giữa người nhận và hiến về: Nhóm máu, đo chéo huyết thanh, HLAm tiền mẫn cảm của người nhận.
Kiểm tra mạch máu ở thận của người hiến xem chức năng có ổn định và giải phẫu vùng chậu của người nhận thận.
Nếu như các xét nghiệm trên đạt thì mới đảm bảo tiến hành ghép thận. Sau khi ghép thận, người cho thận được ra viện sau 7 ngày và ổn định dần sau 30 ngày. Còn người được ghép thận cần mất khoảng 15 – 20 ngày nằm viện theo dõi và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc tại nhà trước khi tiến hành xuất viện.
Mặc dù được ghép thận từ những người có cùng trong gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) thì thận vẫn cần thời gian và sự hỗ trợ của thuốc, nếu không có xu hướng đào thải ra bên ngoài. Vì vậy, trước và sau khi tiến hành ca phẫu thuật, người được ghép thận uống và tiêm một số loại thuốc được gọi là thuốc chống thải ghép. Việc sử dụng thuốc này với liệu lượng và thời gian sử dụng ở mỗi người là khác nhau. Thường thì người bệnh sau khi thực hiện ghép thận cần dùng khoảng 2 – 3 loại thuốc chống thải ghép thận mỗi ngày và duy trì tới hết đời.
Biến chứng sau ghép thận
Sau khi tiến hành ca ghép thận, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số biến chứng như:
Thải ghép: Đây là biến chứng phổ biến nhất sau khi tiến hành ghép thận. Cần dùng thuốc theo đúng liều lượng của nhân viên y tế. Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong quá trình dùng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn. Việc dùng thuốc chống thải ghép có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng cân, huyết áp cao hoặc ung thư.
Có nguy cơ nhiễm trùng: Dùng thuốc chống thải ghép thận có thể làm giảm hệ miễn dịch và khiến cho virus xâm nhập gây nhiễm trùng. Vì vậy, nếu thấy có các vết loét, vết sẹo, nóng rát đi tiểu, nước tiểu có màu đục cần báo ngay cho bác sĩ.
Đái tháo đường: Dùng thuốc chống thải ghép thường gây ra các biến chứng đái tháo đường. Vì vậy, trong chế độ ăn uống sau khi ghép thận cần giảm lượng tinh bột, dùng thuốc hạ đường huyết và tập thể thao hàng ngày.
Bệnh về tim mạch: Biến chứng sau khi ghép thận nguy hiểm nhất là mắc các bệnh về tim mạch. Để hạn chế người bệnh cần giữ mức cân nặng hợp lý, theo dõi huyết áp, không hút thuốc lá và tập thể thao.
Huyết áp cao: Sau khi tiến hành ghép thận người bệnh có nguy cơ tăng triglycerid và cholesterol, vì vậy nên theo dõi huyết áp thường xuyên.
Ung thư: Việc sử dụng thuốc chống thải ghép thận có thể gây ung thư vú, ung thư trực tràng và ung thư tiền liệt tuyến.
Mắc bệnh về xương khớp: Khi mắc bệnh thận, đặc biệt trong giai đoạn nặng rất dễ gây ra biến chứng giòn xương.
Thiếu máu: Khi phẫu thuật ghép thận người bệnh thường bị thiếu máu và cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, cần bổ sung thuốc sắt theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với các loại thực phẩm giàu chất sắt.
Ghép thận tốn bao nhiêu tiền?
Chi phí ghép thận thường dao động từ 100 – 400 triệu đồng/ca. Ngoài ra, mức chi phí này có thể cao hơn tùy theo số lần ghép thận, tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Thuốc chống thải ghép thận có đắt không?
Bên cạnh khoản chi phí lớn để tiến hành ghép thận, người bệnh phải tốn thêm một khoản tiền để mua thuốc chống thải ghép thận. Mức chi phí trong một tháng dùng thuốc chống thải ghép thận dao động khoảng 7 – 10 triệu đồng.
Sau khi tham khảo những thông tin cần thiết về ghép thận ở trên, sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các bước cần thiết và chuẩn bị cho ca phẫu thuật tốt nhất.
>> Có thể bạn muốn biết:
https://kimthanvuong.net/chua-xuat-tinh-som-bang-kim-than-vuong-nhieu-nguoi-da-thanh-cong/
https://kimthanvuong.net/kim-than-vuong-gia-bao-nhieu/
https://yahoo-tv.com/kim-than-vuong-nhung-thong-tin-chi-tiet-ve-kim-than-vuong/
https://yahoo-tv.com/kim-than-vuong-khang-dinh-ban-linh-phai-manh/